MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://dolintech.com


THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU

THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU
Nhãn thông số kỹ thuật in trên động cơ xoay chiều cung cấp thông tin quan trọng cần thiết cho việc lựa chọn và cách sử dụng động cơ.
Thông số kỹ thuật cũng đưa ra các điều kiện tải và chỉ số hoạt động, cũng như cách thức sử dụng và bảo vệ động cơ hiệu quả.

Hiện nay các động cơ xoay chiều lưu hành thường có hai loại nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam và của quốc tế.

Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam

Trên vỏ động cơ gắn nhãn ở Việt Nam thường ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, mức bảo nổ, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...
 

1/ Kiểu: 3PN160S4, trong đó:

- Ký tự 3PN: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc phòng nổ.
 

- Số 160: Chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm)
 

- Ký hiệu bằng chữ S; M; L: chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân
 

- S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.

- M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.
 

- L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.

Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C (Ví dụ 80A;80B). Kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.
 

- Số cuối cùng: chỉ số đôi cực động cơ:

Số 2: Động cơ có số đôi cực 2p=2 tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.

Số 4: Động cơ có số đôi cực 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.

Số 6: Động cơ có số đôi cực 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000vg/ph.

Số 8: Động cơ có số đôi cực 2p=8 tương ứng với tốc độ 750vg/ph.

2/ ~3 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 3 pha

3/ Cấp F: Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 1550C

4/ IP : Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:

- IP23 Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)

- IP44 Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F 1mm không thâm nhập vào động cơ)

Chỉ số chống thấm IP là gì?

Chỉ số IP (International Protection Rating, Ingress Protection Rating, IP Code) hay thường gọi là chỉ số chống thấm, được định nghĩa là "một hệ thống mã cho biết mức độ bảo vệ (một cách tương đối) khỏi sự tiếp cận của các vật thể rắn nguy hiểm ở bên ngoài và sự thâm nhập của nước."

Chỉ số này được định nghĩa dựa trên cả hai tiêu chuẩn Nhật Bản JIS C090 "Mức độ thấm nước và bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các vật thể rắn cho các thiết bị điện" và tiêu chuẩn Châu Âu IEC529 "Mức độ bảo vệ bởi một lớp bao bọc bên ngoài (mã IP)"

Cách đọc chỉ số IP

Trong chỉ số IP-XX,

- Chữ "X" đầu tiên: Chỉ ra mức độ bảo vệ chống lại sự tiếp cận của các vật thể rắn.

- Chữ "X" thứ hai: Chỉ ra mức độ bảo vệ chống lại sự thâm nhập của nước.

Người ta chia mức độ bảo vệ của sản phẩm thành các thông số từ 1 đến 6 (cho khả năng chống vật thể rắn) và từ 1 đến 8 (cho khả năng chống nước).
 

Như vậy, với ví dụ trên, IP54 có nghĩa là: sản phẩm có khả năng chống bụi xâm nhập và bảo vệ chống lại sự phun nước theo mọi hướng.

Ở một số sản phẩm, người ta còn có thêm ký tự thứ 3 sau chữ "X" thứ 2 như "IP54,5". Số thứ ba này chỉ ra tác dụng bảo vệ khỏi các tác động cơ khí, được đánh dấu từ 1 đến 6 theo mức độ bảo vệ tăng dần, cụ thể như sau:

0
Không bảo vệ
1
Bảo vệ chống lại tác động của 0.225 Jun
(vd: một vật nặng 150g rơi từ độ cao 15 cm)
2
Bảo vệ chống lại tác động của 0.357 Jun
(vd: một vật nặng 250g rơi từ độ cao 15 cm)
3
Bảo vệ chống lại tác động của 0.5 Jun
(vd: một vật nặng 250g rơi từ độ cao 20 cm)
4
Bảo vệ chống lại tác động của 2.0 Jun
(vd: một vật nặng 500g rơi từ độ cao 20 cm)
5
Bảo vệ chống lại tác động của 6.0 Jun
(vd: một vật nặng 1.5kg rơi từ độ cao 40 cm)
6
Bảo vệ chống lại tác động của 20.0 Jun
(vd: một vật nặng 5kg rơi từ độ cao 40 cm)

 

Hiệp hội các nhà sản xuất điện của Mỹ (National Electrical Manufacturers Association- NEMA) cũng công bố chỉ số chống chịu thời tiết cho vỏ thiết bị tương ứng với hệ thống đánh giá IP của Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế (IEC). Tuy nhiên NEMA cũng quy định các thông số khác như điều kiện cháy nổ, tác động của hóa chất khác với IEC, và luật quốc tế đã qui định không thay đổi nội dung của chỉ số IP, vì vậy bảng tiêu chuẩn chống chịu thời tiết của NEMA chỉ dùng để so sánh các điều kiện tương ứng với chỉ số IP của IEC.

Chỉ số IP Chỉ số bảo vệ NEMA tương ứng
IP20 1
IP54 3
IP65 4,4X
IP67 6
IP68 6P

 

 

 

1/ HP hay kW: Chỉ công suất trên trục động cơ . Ở đây, động cơ này có công suất là 220HP (mã lực) và 160kW

2/ 2970 vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ (vòng /phút), Ở đây, chỉ số này là 2970 vg/ph

3/ 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.

4/ n % =90: Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào. Ở đây là 90%

5/ Cos- phi=0,92: Hệ số công suất của động cơ điện.

1/ D /Y: 380/660 Điện áp cấp cho động cơ.

- Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác D

- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y.
Hoặc D /Y: 380/660V

- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác D

- Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y.

2/ D /Y: 294/170(A) Dòng điện dây định mức của động cơ. 
 

Khi nối tam giác (D ) dòng điện 294A, nối sao (Y) dòng điện 170A.

3/ ExdIT3: Ký hiệu cấp bảo vệ nổ


- Ký hiệu "Ex,,biểu thị động cơ điện bảo vệ nổ sử dụng trong mỏ, hầm lò.

- Ký hiệu "d,, động cơ có kết cấu vỏ không xuyên nổ.

- Ký hiệu "I,, Biểu thị thiết bị điện thuộc nhóm I sử dụng trong các mỏ hầm lò môi trường khí mỏ có chứa metan là khí gây cháy nổ.

- Ký hiệu " T3,, biểu thị nhiệt độ tự bốc cháy của bầu không khí nơi thiết bị làm việc. Tương ứng với "T3,, là 2000C.

4/1215kg: Khối lượng động cơ (kg).