Tại sao máy móc, động cơ lại phải gắn thêm hộp giảm tốc
Đúng như tên gọi của nó, công dụng của hộp giảm tốc chính là để giảm tốc.
Sở dĩ người ta phải lắp đặt thêm hộp giảm tốc vào động cơ của các loại máy móc là vì sự chênh lệch giữa tốc độ hoạt động của động cơ và nhu cầu sử dụng thực tế của chúng ta, tức là động cơ vốn có tốc độ quanh rất nhanh trong khi chúng ta lại chỉ cần nó quay chậm, quay với tốc độ nhỏ.
Một ví dụ đơn giản giúp bạn dễ hiểu đó là động cơ xe máy được thiết kế với tốc độ rất nhanh, khoảng vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút.
Lúc này ta cần một thiết bị trung gian là hộp giảm tốc. Cũng tương tự như vậy, các máy móc công nghiệp chỉ cần quay với tốc độ vừa phải để phù hợp với cường độ làm việc của công nhân trong khi đó thì động cơ điện lại quay khá nhanh.
Lúc này chúng ta cũng cần một hộp giảm tốc để giảm tốc độ của nó lại. Hộp giảm tốc được lắp với động cơ ở "trục vào", khi động cơ quay thì "trục ra" của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ.
Nếu ta cần "trục ra" quay với các tốc độ khác nhau thì khi đó, ta cần một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền; loại hộp này còn được gọi là "hộp số".
Đến đây có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao không thiết kế luôn động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng mà lại chế tạo động cơ quanh nhanh rồi sau đó phải dùng thêm hộp giảm tốc?
Điều này hoàn toàn có lý do của nó. Nguyên nhân của nó nằm ở hai điểm chính dưới đây:
- Thứ nhất động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất
- Thứ hai trong thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng động cơ với muôn vàn các tốc độ khác nhau nên việc chế tạo riêng từng loại động cơ có tốc độ phù phù hợp với tất là không khả thi.
Vì vậy giải pháp phù hợp, hiệu quả, kinh tế và khả thi nhất vẫn là dùng hộp giảm tốc cùng với động cơ để linh hoạt theo nhu cầu sử dụng và tính chất công việc.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Nguyên nhân sự cố chập mạch động cơ điện 3 pha (15/02/2017)
- Sự cố tiếp mát của cuộn dây động cơ điện 3 pha công nghiệp (15/02/2017)
- Hiện tượng quạt kêu to,rung, giật khi đang quay (15/02/2017)
- Sự cố làm đứt mạch cuộn dây của động cơ điện ba pha (15/02/2017)
- Xử lý các sự cố thường gặp của động cơ điện (15/02/2017)
- Phân biệt động cơ giảm tốc với hộp giảm tốc (07/02/2017)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
- Những điều cần chú ý khi sự dụng động cơ giảm tốc (30/08/2017)
- Một số khái niệm về hộp giảm tốc (07/02/2017)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join