Nguyên nhân sự cố chập mạch động cơ điện 3 pha
Những nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch (chập mạch) cuộn dây của động cơ điện KĐB ba pha? Cách tiến hành kiểm tra và xử lý?
Nguyên nhân dẫn đến sự cố ngắn mạch
Chất lượng dây êmay không phù hợp tiêu chuẩn, khi quấn dây lớp sơn cách điện bọc ngoài dây êmay bị bung ra.
Phương pháp kiểm tra và xử lý
Khi cuộn dây của động cơ điện bị ngắn mạch nghiêm trọng, dưới tác dụng của dòng điện ngắn mạch rất lớn, rất nhanh động cơ điện sẽ bốc khói, sự phát nóng cục bộ sẽ làm cho một cuộn dây nào đó hoặc một cuộn dây pha bị cháy, không thể giữ được lâu.
Đối với cuộn dây có nhiều vòng dây, khi số vòng dây chập mạch ít, động cơ điện có thể quay thêm được một thời gian ngắn, lúc đó động cơ điện có tiếng ù lớn, dòng điện ba pha không cân bằng, tốc độ quay giảm xuống, có hiện tượng phát nóng cục bộ…
Nếu kịp dừng ngay động cơ điện để xử lý, có thể hạn chế được sự cố của động cơ điện, phương pháp sửa chữa cục bộ, kiểm tra và xử lý được tiến hành như sau:
Kiểm tra bên ngoài: Tháo động cơ điện ra, lấy rôto ra, có thể thấy được chỗ chất cách điện bị cháy xem, có thể ngửi thấy mùi khét, hoặc dùng tay sờ, có thể thấy được ngay chỗ bị chập mạch rất nóng.
Dùng biến áp hở để kiểm tra, yêu cầu khi dùng bộ thăm dò chập mạch như sau:
Phải tháo đầu dây đấu theo hình tam giác (Δ) của động cơ điện.
Phải tháo rời các đầu dây của các cuộn dây được đấu song song.
Khi dùng bộ thăm dò chập mạch, trước hết phải đem bộ thăm dò chập mạch đặt lên lõi thép, trước khi đóng kín mạch từ nối thông nguồn điện. Sau khi dùng xong, ngắt nguồn điện rồi mới được nhấc bộ thăm dò chập mạch ra, nếu không mạch từ không được đóng kín, dòng điện trong cuộn dây rất lớn, để lâu một chút rất dễ làm chat cuộn dây của bộ thăm dò chập mạch.
Khi thao tác cụ thể đem biến áp hở đặt lên rãnh bên ngoài cuộn dây bị chập mạch, còn đầu kia đặt vào một lá thép. Lá thép sẽ rung động do dòng điện lớn trong cuộn dây bị chập mạch, dựa vào mức độ lực chấn động của lá thép và tiếng ù để tìm ra cuộn dây bị chập mạch.
Để tìm ra chỗ (điểm) chập mạch của cuộn dây ở lớp trên, lớp dưới, cần phải đem lá thép đặt riêng biệt lên miệng rãnh bên phải hoặc bên trái biến áp hở một rãnh mà đo.
Đo bằng mêgômét hoặc đồng hồ vạn năng: Dùng mêgômét hoặc đồng hồ vạn năng kiểm tra đo điện trở cách điện giữa hai cuộn dây pha bất kỳ, nếu điện trở cách điện gần như bằng không thì chứng tỏ hai pha đã chập điện.
Đo bằng phương pháp điện áp thấp: Để kiểm tra sự cố chập mạch ở một cuộn dây pha nào đó, trước hết cần đưa vào một điện áp thấp xoay chiều nào đó, trước hết cần đưa vào một điện áp thấp xoay chiều một pha của một pha khác.
Đối với những động cơ điện có công suất dưới 1kW có thể chọn điện áp khoảng 30V, đối với những động cơ điện có điện áp dưới 10kW có thể chọn điện áp khoảng 20V, đối vơi những động cơ điện có công suất trên 10kW có thể chọn điện áp khoảng 10V;
Dòng điện khống chế khoảng 10A. Dùng nấc đo điện áp (điện áp kế) của đồng hồ vạn năng đo điện áp cảm ứng lần lượt của hai pha khác, pha nào bị chập mạch thì sẽ có điện áp cảm ứng thấp.
Sau khi kiểm tra được pha bị chập mạch, cạo lớp cách điện trên đầu nối dây của các cực pha, rồi đưa điện áp 30V vào, dùng đồng hồ điện áp xoay chiều lần lượt đo hiệu điện thế (điện áp) trên mỗi cực pha, búi dây nào đó có điện áp thấp là bị chập mạch.
Sau đó lại đưa điện áp thấp vào búi cuộn dây này, dùng đồng hồ điện áp (điện áp kế) đo điện áp cảm ứng trong mỗi cuộn dây của búi cuộn dây này, cuộn dây nào có điện áp thấp là đã bị chập điện.
Đưa điện áp thấp vào stato đối với những động cơ điện đã lấy rôto ra, có thể căn cứ vào sự cân bằng dòng điện ba pha, xem chỗ bị chập mạch có phát nóng không, và dùng phương pháp đo dòng điện một chiều ở ba pha để phán đoán ra sự có chập điện của cuộn dây.
Phương pháp sửa chữa cuộn dây bị chập mạch
Sự cố chập mạch của cuộn dây phần nhiều là do bị nhả mối hàn ở đệm cách điện tam giác giữa các cuộn pha gây ra, làm cho mạch giữa các búi dây pha. Khi sửa chữa có thể dùng phương pháp tăng nhiệt cuộn dây (dùng dòng điện hoặc máy sấy tóc) làm cho lớp sơn tẩm cuộn dây mềm ra, sau đó dùng dụng cụ chuyên dùng tách vòng dây có sự cố ở đầu cuộn dây để sửa chữa, tẩm sấy chất cách điện mới.
Khi bị hỏng lớp cách điện trên các đầu dây nối làm cho chập mạch cũng có thể dùng biện pháp này để xử lý, tăng thêm đệm lót hoặc bọc cách điện mới.
Khi dùng phương pháp hạ điện áp để kiểm tra chập mạch có thể dùng thanh tre nhẹ nhàng gỡ các vòng dây bị chập mạch ra, khi điện áp kế đột nhiên tăng lên tới trị số điện áp bình thường, chứng tỏ chỗ bị chập điện đã được gỡ ra, dùng giấy cách điện đặt vào chỗ đó rồi xử lý cách điện lại.
Cách xử lý sự cố chập mạch giữa các vòng dây với nhau, giữa các tầng dây với nhau cũng giống cách xử lý sự cố tiếp mát.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Đầu giảm tốc, Động cơ 3 pha, Motor 3 phase, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- CÁCH KIỂM TRA THÔNG SỐ KĨ THUẬT ĐỘNG CƠ AC (07/11/2016)
- Sáu bí quyết sửa chữa động cơ điện không đồng bộ 1 pha (07/11/2016)
- Cách kiểm tra thông số kỹ thuật động cơ điện xoay chiều (07/11/2016)
- Nguyên Nhân làm cháy Động Cơ Điện – motor công nghiệp (07/11/2016)
- Cách sử dụng động cơ điện (07/11/2016)
- Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ (07/11/2016)
- Hộp giảm tốc phân loại và nguyên tắc hoạt động (07/11/2016)
- Động cơ điện kéo máy bơm và chọn động cơ điện (07/11/2016)
- HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ LẮP ĐẶT (07/11/2016)
- Motor giảm tốc = Động cơ điện + Hộp giảm tốc (03/03/2018)
Những tin cũ hơn
- Động cơ điện cho các khu vực nguy hiểm (12/02/2008)
- Motor giảm tốc được vận hành và bảo dưỡng như thế nào (07/07/2007)
- Cách kiểm tra cuộn dây động cơ điện 3 phase (08/11/2007)
- Phân loại động cơ điện 3 pha (04/04/2007)
- Cấu tạo động cơ điện 1 pha (01/03/2006)
Join